Thuốc nào chữa bệnh sùi mào gà?

Em bị bệnh sùi mào gà ở âm hộ, em đã điều trị bằng phương pháp đốt điện nhưng sau 4 tháng, bệnh phát triển trở lại. Xin hỏi quý báo, em có thể sử dụng loại thuốc nào để chữa bệnh này?

Nguyễn Thị Loan (Ninh Bình)

Bệnh sùi mào gà do Human papova virus (HPV) gây ra, bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục và từ mẹ sang con trong lúc sinh. Sùi mào gà thường không có biểu hiện gì đặc biệt, không đau, không ngứa với sang thương kích thước 1 milimet đến vài chục, thậm chí vài trăm milimet, bề mặt sần sùi, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau, nhưng dễ chảy máu. Bệnh có thể được điều trị bằng cách đốt các sang thương với laser CO2 hay đốt điện nhưng biện pháp này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virut nên các sang thương dễ phát triển trở lại. Về thuốc điều trị bệnh lý này, hiện nay đang sử dụng chủ yếu là dung dịch trichloactic axít và podophylline.

Dung dịch trichloactic axit thường dùng nồng độ 50%. Sử dụng thuốc bằng cách dùng tăm tre hoặc tăm bông chấm gọn, cẩn thận một ít dung dịch lên những nốt sùi cho đến khi nốt sùi trắng ra. Không để thuốc lan ra vùng da lành, với nữ tuyệt đối không chấm dung dịch này lên những nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn do không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc.

Dung dịch podophylline thường dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ, có thành phần podophylotoxin và một số dẫn chất khác có tác dụng làm hoại tử các sùi mào gà. Trước khi dùng thuốc nên rửa sạch vết sùi mào gà bằng nước muối sinh lý rồi lau khô. Nên bôi thuốc mỡ tra mắt tetracyclin 1% xung quanh vùng da lành cạnh nốt sùi để tránh nhiễm dung dịch gây ngứa, loét da. Sử dụng tăm bông hoặc tăm chấm thuốc lên nốt sùi, chỉ chấm một lượng vừa đủ, đợi 2-3 phút cho thuốc khô mới chấm tiếp sang nốt sùi khác và sau 1-3 giờ chấm thuốc thì rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc xà bông vì nếu để lâu quá cũng sẽ gây loét da. Thuốc này không được dùng trong thời kỳ mang thai, không bôi thuốc vào trong âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, miệng hoặc phía trong hậu môn. Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần.

Để dùng đúng cách thuốc chữa bệnh sùi mào gà, bạn nên đến khám tại chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng. Bạn tuyệt đối tránh nghe theo lời mách bảo của người không có chuyên môn mà tiền mất tật mang vì sang thương sùi mào gà ở mỗi người có vị trí và mức độ khác nhau nên dùng thuốc cũng khác nhau.

BS. Trịnh Văn Tùng

Ra nhiều mồ hôi ở tay có cách nào điềutrị mà không cần phẫu thuật?

Tôi năm nay 24 tuổi, ra nhiều mồ ở bàn tay và có mùi hôi ở nách; tôi mất tự tin trong công việc. Vậy tôi xin hỏi có cách nào điều trị mà không phải mổ không?

(Tuệ Thanh - TP.HCM)

Đổ mồ hôi ở bàn tay, bàn chân và ra mồ hôi có mùi ở nách, hiện vẫn còn là vấn đề y khoa phổ biến, chiếm khoảng 3% trong dân số, ảnh hưởng sâu sắc lên chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, trong làm việc, trong giao tiếp cũng như hoạt động nghề nghiệp.

Với ý nghĩa đó, cùng với những tiến bộ khoa học, Clostridium botulinum type A ra đời nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu và cũng như hiệu quả trong điều trị. Clostridium botulinum type A đã được sử dụng cách đây trên 20 năm, ngày nay với tên thương mại Dysport hay Botox, có nguồn gốc từ độc tố do vi khuẩn yếm khí gây ngộ độc thịt, có tên khoa học là Clostridium botulinum type A, nhưng đến tháng 4 năm 2002 mới chính thức được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép lưu hành và đến 2003 chính thức cho phép được được sử dụng Clostridium botulinum type A trong điều trị. Thuốc được sản xuất tại Anh quốc và đưa vào sử dụng.

Ra nhiều mồ hôi ở tay có cách nào điềutrị mà không cần phẫu thuật?

Clostridium botulinum type A có tác dụng là ngăn cản sự dẫn truyền xung động Acetylcholine của thần kinh. Từ cơ chế tác dụng trên, Clostridium botulinum type A được ứng dụng để điều trị tăng tiết mồ hôi ở tay, chân và nách vùng trán, ót và ngực.

Về kỹ thuật tiến hành: với bàn tay, trước tiên được gây tê dây thần kinh giữa trước khi tiêm, xác định các điểm tiêm bằng cách dùng viết chì đánh đấu trên bàn tay, tiêm trong da để tránh lan xuống cơ, bằng kim 29 G, tránh tiêm vào mút ngón tay, dùng bông áp chặc ngay khi rút kim để tránh thuốc mới tiêm bị chảy ra, tùy theo kích thước bàn tay mà chích từ 150 - 250 đơn vị cho mỗi bàn tay, 5 - 7 đơn vị /0,1ml cho mỗi điểm, thuốc được pha loãng trong 2,5ml dd NaCl 0,9%. Với nách, vùng rất ít đau nên thường không cần phải gây tê, cạo lông, xác định vị trí dọc theo chiều dài nách là 8 - 10 điểm cách nhau 1cm, và chiều dọc các điểm cách nhau 1,5cm, chích liều từ 150 - 200 đơn vị mỗi bên và 5 - 7 đơn vị / 0,1ml mỗi điểm tiêm. Với lòng bàn chân, cũng được gây tê giống như lòng bàn tay trước khi tiêm, không tiêm vùng gót và phần thấp ngay dưới các ngón, lớp keratine dày. Liều dùng từ 250 - 300 đơn vị mỗi chân và 5 - 7 đơn vị /0,1ml cho mỗi điểm tiêm.

Sau tiêm thuốc từ 3 - 7 ngày, người bệnh sẽ thấy sự tăng tiết mồ hôi giảm dần, với mũi tiêm lần đầu, hiệu quả có thể kéo dài đến 9 tháng, sau lần chích thứ hai có thể lên đến 1 năm. Qua nghiên cứu của Ibrahim Galadarl -2003, đã ghi nhận:

- 14/15 bệnh nhân hoàn toàn hết đổ mồ hôi 1 tuần sau khi tiêm.

- Kết quả này vẫn kéo dài cho đến 6 tháng.

- Không có tác dụng phụ.

- Clostridium botulinum type A là phương pháp an toàn, hiệu quả nhanh chóng cho điều trị đổ mồ hôi nách nhiều.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Dằn vặt bản thân và những mối nguy hại đối với sức khỏe

Dằn vặt bản thân được ghi nhận là một trong những biểu hiện của rối loạn lo âu - một chứng rối loạn tâm lý đã được y văn thừa nhận và nghiên cứu từ lâu. Những người có hành vi này thường xuyên tự trách móc bản thân mình vì những lỗi lầm trong quá khứ và lo sợ về những việc chưa xảy đến.

Về mặt bệnh lý, hành vi tự dằn vặt bản thân thường song hành cùng các chứng rối loạn trầm cảm và lo âu khác. Hầu hết những người rơi vào tình trạng lo âu thường trực đều có xu hướng tự dằn vặt bằng cách suy nghĩ tiêu cực quá mức về những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày và “nhai đi nhai lại” những suy nghĩ này không dứt. Bộ não của họ cảnh giác và nhạy cảm hơn bình thường, thường xuyên trong trạng thái soi xét và đề phòng bất kỳ tác nhân nào nó cho là nguy hiểm hoặc đáng lo ngại. Vì thế, một khi tình trạng này không được khắc phục, người dằn vặt thường xuyên sống trong lo âu, sợ hãi và không còn khả năng thư giãn.

Những dấu hiệu để nhận biết hành vi tự dằn vặt bản thân

Những người thường xuyên tự dằn vặt bản thân thường có những biểu hiện:

Bị ám ảnh bởi những lỗi lầm trong quá khứ: Họ liên tục tiếc nuối, tự trách bản thân bằng những lời nói hoặc suy nghĩ như: “Lẽ ra mình nên nói thế này” hoặc “Phải chi mình làm thế kia” hoặc “Giá như mình đừng như thế”...

Thường xuyên lo lắng về việc mình phải làm sao để đáp ứng được những kỳ vọng của người khác, tập thể hoặc xã hội.

Có thói quen tưởng tượng ra những viễn cảnh tiêu cực hoặc đáng sợ có thể xảy đến, chẳng hạn như “Chuyện kinh khủng gì sẽ xảy ra nếu mình thất bại?”

Nghiêm trọng hóa những lỗi lầm hoặc khuyết điểm của bản thân.

Lo lắng trong mọi công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày: Họ sợ bị người khác khiển trách, phê bình, sợ bị tập thể cô lập hoặc “nghỉ chơi”.

Suy nghĩ nhiều quá mức cần thiết về mọi vấn đề, bao gồm cả những sự việc tích cực lẫn tiêu cực, những việc quan trọng lẫn những chuyện không đáng. Tâm trí họ không thể ngơi nghỉ.

Dằn vặt bản thân và những mối nguy hại đối với sức khỏe

Bộ não của họ cảnh giác và nhạy cảm hơn bình thường

Tác hại của tình trạng tự dằn vặt bản thân kéo dài

Ngay cả với người bình thường, việc suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nào đó đã là một điều phiền toái. Thói quen tự dằn vặt bản thân liên tục và kéo dài đã được các nhà khoa học chứng minh là có thể gây nguy hại đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người. Trong một công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Abnormal Psychology vào năm 2013, nhóm tác giả Michl và các cộng sự khẳng định rằng hành vi thường xuyên tự đay nghiến và trách móc bản thân vì những vấn đề thường ngày trong cuộc sống làm tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm lý mãn tính. Nghiêm trọng hơn, đây là một tác động hai chiều: Khi tinh thần giảm sút, chúng ta lại càng dễ dàng lún sâu hơn vào hành vi tự dằn vặt, khiến

Tâm trí của họ không ngừng hoạt động và suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện kia

tình trạng sức khỏe của chúng ta thêm trầm trọng và rơi vào một cái vòng luẩn quẩn và bế tắc.

Nghiên cứu của Thomsen và các cộng sự đăng trên tạp chí khoa học Personality and Individual Differences vào năm 2003 khám phá ra rằng sự thường xuyên lo nghĩ và dằn vặt có thể dẫn đến căng thẳng thần kinh và rối loạn cảm xúc kéo dài. Nhiều người lại chọn giải tỏa những cảm xúc khó chịu này bằng cách lạm dụng rượu bia hoặc ăn uống thừa mứa đến mức béo phì. Nhóm nghiên cứu của Thomsen cũng đồng thời phát hiện ra rằng những người hay dằn vặt và lo nghĩ luôn gặp khó khăn về giấc ngủ; họ ngủ rất ít hoặc không thể ngon giấc, bởi tâm trí của họ không ngừng hoạt động và suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện kia.

Về lâu dài, nếu không khắc phục dần thói quen dằn vặt bản thân và suy nghĩ tiêu cực, chúng ta khó lòng gặt hái thành công trong nhiều hoạt động cần thiết của cuộc sống. “Với hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, tôi khẳng định rằng thói quen tự trách móc bản thân là rào cản lớn với bất kỳ ai mắc phải nó. Nó khiến con người không thể thích nghi với đổi thay, làm cho chúng ta trở nên trì trệ và hủy hoại dần cuộc sống của chúng ta. Nó là kẻ thù của sự phát triển” - nhận định của tiến sĩ tâm lý học Jonice Webb đến từ Lexington, bang Massachusetts (Hoa Kỳ).

Nhiều người lại chọn giải tỏa những cảm xúc khó chịu này bằng cách lạm dụng rượu bia hoặc ăn uống thừa mứa đến mức béo phì

Khắc phục thói quen dằn vặt bản thân

Việc tìm đến chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nâng cao khả năng khắc phục triệt để thói quen tự dằn vặt và suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, chỉ cần có ý thức tự giác và quyết tâm, mỗi người chúng ta hoàn toàn có thể tự mình cải thiện bản thân bằng sáu bước sau:

1. Nhận thức được tình trạng của bản thân:

Nếu bạn có thói quen hay suy nghĩ tiêu cực, bước đầu tiên để khắc phục nó chính là thừa nhận nó. Hãy bắt đầu lưu ý hơn đến những gì mình nghĩ. Khi bạn nhận ra rằng mình có thói quen lặp đi lặp lại vài suy nghĩ hay sự kiện nhất định trong đầu, hoặc thường xuyên lo lắng về những vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết của bản thân, hãy thừa nhận rằng việc lo nghĩ về chúng chẳng ích lợi gì cho bản thân mình, càng không hề giúp cải thiện tình trạng của bạn trên thực tế.

Nên dành ra 20 phút mỗi ngày chỉ để suy nghĩ và chiêm nghiệm bản thân

2. Làm chủ suy nghĩ trong đầu:

Mỗi khi lo lắng, chúng ta dễ dàng bị đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Trước khi kết luận bất kỳ một vấn đề nào đó khiến bạn bất an, hãy tỉnh táo xem xét xem mình có đang trầm trọng hóa nó quá mức cần thiết hay không. Hãy học cách nhận diện những thời khắc như thế này và thay thế những sự suy diễn tiêu cực bằng những thông tin có cơ sở trước khi chúng kịp chiếm hữu tâm trí bạn.

Với hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, tôi khẳng định rằng thói quen tự trách móc bản thân là rào cản lớn với bất kỳ ai mắc phải nó. Nó khiến con người không thể thích nghi với đổi thay, làm cho chúng ta trở nên trì trệ và hủy hoại dần cuộc sống của chúng ta. Nó là kẻ thù của sự phát triển” Tiến sĩ tâm lý học Jonice Webb đến từ Lexington, bang Massachusetts (Hoa Kỳ)

3.Tập trung vào việc giải quyết vấn đề:

Thay vì ngồi một chỗ dằn vặt những chuyện đã qua, việc tập trung vào hành động giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn cải thiện tình hình thực tế lẫn tình trạng của bản thân. Hãy phân tích xem mình học hỏi được gì từ những sai lầm đã qua và cần làm những gì để chúng không tái diễn.

4. Dành thời gian chiêm nghiệm:

Để có thể rút kinh nghiệm và giải quyết những vấn đề khiến bạn lo nghĩ, việc tĩnh tâm chiêm nghiệm là cần thiết. Các nhà tâm lý học đề xuất chúng ta nên dành ra 20 phút mỗi ngày chỉ để suy nghĩ và chiêm nghiệm bản thân. Trong suốt khoảng thời gian này, chúng ta hãy thoải mái hồi tưởng lại những chuyện đã qua, lo lắng, suy tư, than thở hoặc giải tỏa cảm xúc - nếu những hành động đó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi khoảng thời gian này trôi qua, hãy dừng suy nghĩ và tập trung làm những công việc quan trọng khác của bản thân. Mỗi khi bạn nhận thấy mình có dấu hiệu lặp lại những suy nghĩ tiêu cực trong đầu trong lúc đang làm việc khác, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng đây chưa phải lúc, và mình sẽ có dịp nghĩ về chúng vào đúng khoảng thời gian đã được quy định.

5. Học cách trân quý hiện tại:

Chúng ta đều biết rằng quá khứ không thể thay đổi được, còn tương lai thì vẫn luôn mơ hồ, nên việc lo nghĩ thái quá về chúng chẳng hề giúp bạn thay đổi tình trạng hiện tại của bản thân. Hãy luyện tập lối sống trân quý hiện tại, trân trọng những gì mình đang có. Việc luyện tập này là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng một khi chúng ta làm được, chúng ta cũng đồng thời khắc phục được nhiều thói quen không tốt của bản thân, bao gồm cả thói quen suy nghĩ tiêu cực và tự dằn vặt.

6. Sống chủ động và yêu thương bản thân hơn:

Việc chủ động tham gia vào những hoạt động lành mạnh vẫn luôn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp chúng ta sống tích cực và đập tan những tác nhân tiêu cực trong cuộc sống của mình. Các hoạt động như luyện tập thể dục thể thao, những công việc có mục tiêu hoặc định hướng cụ thể giúp chúng ta rèn luyện dần khả năng tập trung và không còn thời gian cho những suy nghĩ gây xao nhãng. Bên cạnh đó, thói quen chăm sóc và yêu thương bản thân chính là chiến lược hiệu quả và lâu dài cho mọi vấn đề của chúng ta, giúp chúng ta thấu hiểu bản thân mình hơn - bao gồm cả những khiếm khuyết của mình - một cách tích cực, để từ đó, chúng ta tìm thấy chìa khóa giải quyết mọi vấn đề và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mình.

ThS. PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN

Mỗi viên thuốc mỗi ngày để giảm 90% nguy cơ lây nhiễm HIV

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Đây là thuốc kháng vi-rút (ARV) chứa tenofovir. Khi một người phơi nhiễm với HIV qua quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma túy, biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV qua đường uống này có thể bảo vệ họ khỏi bị nhiễm HIV. Nếu được dùng đều đặn và thường xuyên, PrEP đã được chứng minh là sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV ở những người có nguy cơ cao tới 92%.

Có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày.

Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo mạnh mẽ việc sử dụng PrEP như một phần trong chiến lược dự phòng HIV kết hợp cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Giới thiệu dịch vụ PrEP là mục tiêu lâu dài do Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) hỗ trợ thông qua Dự án Healthy Markets của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). “Việc lồng ghép PrEP vào các dịch vụ HIV tại Việt Nam sẽ thúc đẩy giảm mạnh các ca nhiễm HIV mới ở các nhóm có nguy cơ cao. Mục tiêu của chương trình thí điểm PrEP này là tìm ra mô hình cung cấp dịch vụ tốt nhất có tính bền vững. Việc kê đơn dùng PrEP đã được bắt đầu từ tháng 3 năm 2017. Chương trình thí điểm sẽ được thực hiện đến tháng 9 năm 2018. Kết quả thí điểm sẽ được sử dụng để xây dựng hướng dẫn quốc gia và cơ chế tài chính cho PrEP trong tương lai”

PrEP đầu tiên được giới thiệu cho các nhóm đích có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như: nam có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ và bạn tình (vợ/chồng) âm tính của người có H. Một khảo sát thực hiện đối với nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ cho thấy 91% người được hỏi cho biết sẽ sử dụng PrEP nếu dịch vụ sẵn có.

Để tiếp cận và gây dựng niềm tin từ các nhóm đích này, PrEP được cung cấp tại cả phòng khám công và phòng khám tư, kể cả phòng khám là doanh nhiệp xã hội do chính thành viên của các nhóm cộng đồng vận hành. Các tổ chức cộng đồng đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm tham gia sàng lọc khách hàng để xác định xem họ có đủ điều kiện sử dụng PrEP không và chuyển gửi họ tới dịch vụ...

PV

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Vị trí của bờ cong nhỏ dạ dày

Dạ dày được phân chia thành nhiều bộ phận, từ phía trên nối với thực quản là tâm vị, đi xuống dưới là hang vị (bờ cong lớn), bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị. Bao phủ phía trong dạ dày là niêm mạc. Niêm mạc có nhiệm vụ bài tiết dịch vị. Dịch vị là một hỗn hợp các chất bao gồm các thành phần như axít clohidric (HCl) và enzyme pepsin. Trong dịch vị có chứa 99.5% nước, 0.5% vật chất chất khô. trong vật chất khô có chứa chất hữu cơ (protein. Các enzim như: axít lactic, ure, axít uric...), chất vô cơ (HCl, muối clorua, muối sunfat của các nguyên tố Ca, Na, K, Mg). Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polipeptid đơn giản hơn nhờ sự hiện diện của enzym pepsin. Ngoài ra, chất nhầy sẽ bao bọc thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa dễ dàng hơn. dịch vị là 1 dịch thể thuần khiết, trong suốt có phản ứng axít và độ pH của dịch vị thay đổi tùy thuộc vào từng loại. Vì một lý do nào đó làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện bệnh. Tùy từng các vị trí của niêm mạc bị tổn thương, được gọi bệnh của từng vị trí đó (viêm, loét hang vị, tâm vị, môn vị, tiền môn vị hoặc bờ cong nhỏ…).

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày - không thể xem thường

Nguyên nhân

Trước đây, nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày dựa theo giả thuyết do thần kinh. Nhưng ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày, trong đó có bờ cong nhỏ có thể do dùng thuốc (thuốc corticoid dùng điều trị bệnh khớp, bệnh dị ứng… hoặc thuốc không steroid dùng điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh khớp hoặc dùng thuốc Tanganyl, Betasec… trong điều trị hội chứng rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não) hoặc do chế độ ăn, uống không hợp lý (ăn nhiều chất chua, cay, nhai không kỹ, ăn vội vàng hoặc uống nhiều rượu, bia nhất là uống rượu, bia lúc còn đói) hoặc gặp ở người bị nhiều stress liên tục và một nguyên nhân chiếm đại đa số (trên 90%) trong viêm loét dạ dày trong đó có bờ cong nhỏ là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Trên 90% trong viêm loét dạ dày trong đó có bờ cong nhỏ là do vi khuẩn Helicobacter pylori

Việc vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày đã được phát hiện từ năm 1983 (tác giả đã được nhận giải Nobel Y học năm 2006). Cần lưu ý là vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và nếu mắc bệnh dạ dày do HP, sự lây lan sẽ theo đường ăn uống mà trong y học gọi là đường phân - miệng. Có nghĩa là vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày, theo phân ra ngoài, nếu quản lý phân không tốt, vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh và vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, vi khuẩn HP theo thực phẩm, nước uống vào dạ dày và gây bệnh cho bao người khác. Viêm bờ cong nhỏ, nếu không được điều trị sớm, đúng sẽ rất dễ dẫn đến loét bờ cong nhỏ, nhất là những người đã có tuổi sức đề kháng giảm.

Triệu chứng

Đó là đau bụng vùng thượng vị (trên rốn), có trường hợp đau lan lên cả vùng xương ức làm cho người bệnh nhầm tưởng bệnh phổi hoặc bệnh tim mạch. Đau có thể lan ra sau lưng. Tính chất đau, có lúc âm ỉ nhưng có lúc dữ dội phải ngồi gập người mới đỡ đau chút đỉnh. Lúc mới mắc bệnh (viêm), thường ăn vào đau (đau lúc no) nhưng khi đã loét, no đói đều đau.

Ngoài ra, người bệnh có thể buồn nôn, hoặc nôn. Khi viêm, loét bờ cong nhỏ, mùa nào cũng có thể đau bụng, nhưng nhiều trường hợp thay đổi thời tiết đột ngột (mưa nắng thất thường, nóng, lạnh đột ngột, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới), đau bụng sẽ xuất hiện và ban đêm cơn đau xuất hiện hoặc đau tăng hơn. Cơn đau bụng (âm ỉ, dữ dội) làm cho người bệnh không muốn ăn, hoặc ăn vào nôn, đa phần là chán ăn, mất ngủ triền miên cho nên người gầy, da xanh, mệt mỏi, kém linh hoạt hay cáu gắt, lười suy nghĩ và thường có một bộ mặt buồn (bộ mặt của người đau dạ dày).

Khi bị đau bụng vùng trên rốn nên đi khám bệnh sớmKhi bị đau bụng vùng trên rốn nên đi khám bệnh sớm

Để chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ có thể chụp dạ dày với thuốc có cản quang (phải nhịn ăn trước khi đến chụp phim), thông thường chụp hàng loạt (5 tư thế khác nhau). Ngày nay, nhờ vào kỹ thuật tiến bộ của y học mà kỹ thuật nội soi dạ dày được áp dụng khá rộng rãi. Nhược điểm của phương pháp này là gây cảm giác khó chịu khi luồn dây mềm có gắn camera vào dạ dày, để khắc phục, có thể áp dụng nội soi dạ dày có gây mê. Kỹ thuật nội soi dạ dày đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo cơ bản và càng có nhiều thâm niên (đồng nghĩa với kinh nghiệm) càng tốt. Nếu muốn biết viêm loét bờ cong nhỏ có phải do vi khuẩn HP hay không có thể thử test HP bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, kỹ thuật này không chắc chắn, bởi vì, tỉ lệ người lành mang vi khuẩn HP rất cao (không gây bệnh). Nếu có điều kiện, tốt nhất là xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân từ (PCR). Đây là một kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác rất cao (gần 100%), hơn nữa nếu trong mảnh sinh thiết (qua nội soi dạ dày) vi khuẩn ít hoặc thậm chí vi khuẩn đã chết phản ứng PCR vẫn dương tính.

Biến chứng

Với các thể loại bệnh của dạ dày, mỗi một vị trí bị bệnh có những đặc điểm nổi trội cần hết sức lưu ý, ví dụ, viêm loét dạ dày - hành tá tràng, đau nhiều, dễ chảy máu, dễ bị thủng nhưng tỉ lệ biến chứng ung thư thường ít hơn. Trong khi đó, viêm loét bờ cong nhỏ hoặc viêm loét môn vị, tiền môn vị ít đau hơn, tỉ lệ gây chảy máu thấp hơn nhưng tỉ lệ bị ung thư hóa cao hơn nhiều. Chính vì vậy, khi bị viêm loét bờ cong nhỏ cần được điều trị tích cực để bệnh chóng khỏi và không nên chủ quan.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị đau bụng vùng trên rốn nên được khám bệnh sớm, đặc biệt phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị đúng. Hiện nay đã có phác đồ điều trị dựa trên nguyên tắc trung hòa dịch vị, ức chế trung tâm sản sinh dịch vị, chống đau, nếu do vi khuẩn HP (phải được xác định ở cơ sở y tế có đủ điều kiện) sẽ được điều trị bằng kháng sinh và an thần.

Lời khuyên của thầy thuốcĐối với các gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây nên cần ăn uống hợp vệ sinh. Các dụng cụ ăn, uống nên sát khuẩn cẩn thận bằng cách rửa sạch bằng xà phòng, luộc bằng nước đun sôi và không dùng chung các dụng cụ, đồ dùng ăn uống (bát, dũa, cốc, chén…). Để không mắc bệnh dạ dày, không nên uống nhiều rượu, bia, không nên hút thuốc và hạn chế uống trà đặc, cà phê (gây rối loạn giấc ngủ), đặc biệt là người cao tuổi. Người cao tuổi khi đã mắc bệnh viêm loét bờ cong nhỏ cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh chủ quan. Bên cạnh đó, cuộc sống cần thoải mái, vô tư và tham gia tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ hoặc đi bộ để khí huyết lưu thông giúp cơ thể chống lại bệnh tật, trong có bệnh dạ dày.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Vấn đề trọng tâm của ẩm thực điều trị bệnh đái tháo đường là cân bằng năng lượng, tức tiến hành điều tiết và khống chế chất cung cấp năng lượng đối với cơ thể.

Do vậy, ẩm thực điều trị bệnh đái tháo đường gồm 3 nguyên tắc cơ bản: cân bằng tổng năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn. Lập kế hoạch ăn uống cũng được đắn đo về 3 nguyên tắc cơ bản: tổng nhu cầu năng lượng, tỉ lệ chất dinh dưỡng glucid; protid và lipid trong tổng nhu cầu năng lượng, cũng như phương thức phân bố thức ăn trong ngày cho người bệnh.

Đảm bảo cân bằng 3 chất dinh dưỡng căn bản

Mỗi người bệnh đái tháo đường trong ăn uống hằng ngày protid; lipid; glucid tạo năng lượng sẽ khác với người bình thường.

Glucid: một lượng glucid nhất định là cần thiết đối với việc cân bằng và điều tiết đường huyết một cách hài hòa. Chất bột đường cung cấp năng lượng đạt đến 40%. Ngũ cốc, bột mì, rau và các thức ăn khác có chứa chất xơ sẽ ảnh hưởng tỉ lệ hấp thu nhiều glucid, do vậy, tăng hấp thu lượng chất xơ là một trong những biện pháp quan trọng để khống chế mức đường huyết. Còn đường đơn, đường đôi, hiện nay cho rằng trong ăn uống của người bệnh đái tháo đường có thể kèm một ít saccharose và fructose, nhưng phải thận trọng khống chế, cũng như dùng phối hợp với các thức ăn khác.

Protid: lượng cung ứng nên chiếm 15 - 20% so với tổng năng lượng, mới đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể cho trẻ em mắc bệnh cũng như nhu cầu của người trưởng thành mắc bệnh duy trì hoàn chỉnh kết cấu các tổ chức cơ thể. Cần dùng nhiều protein hoàn hảo chứa nhiều acid amin cần thiết, chẳng hạn như: trứng, thịt nạc…

Lipid: lượng cung ứng không vượt quá 25 - 30% so với tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa nên giảm đi phân nửa. Ăn uống giàu chất béo làm cho người bệnh đái tháo đường gia tăng nguy cơ biến chứng bệnh mạch vành và các bệnh mạch máu khác.

Đảm bảo cân bằng phân bố thức ăn

Phân bố bữa ăn hợp lý, giúp ích cho việc điều tiết đường huyết và giữ được trong trạng thái ổn định. Năng lượng phân bố 3 bữa ăn là 1/5; 2/5; 2/5 hoặc 1/3; 1/3; 1/3; 4 bữa là 1/7; 2/7; 2/7; 2/7; 5 bữa là 2/10; 3/10; 1/10; 3/10; 1/10. Sự phân bố năng lượng nên theo thói quen ăn uống của người bệnh, cũng như căn cứ cường độ hoạt động thể lực và tình trạng điều chỉnh tùy lúc khi sử dụng insulin.

Ngày thường dùng các loại trái cây và thức ăn vặt, cũng nên tính toán về số năng lượng, sau đó khấu trừ lượng dùng của thức ăn chính có số năng lượng tương ứng.

Nên thường xuyên thay đổi thức ăn, để kích thích sự thèm ăn của người bệnh, đảm bảo hấp thu đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.

Lượng thức ăn cho cả ngày và thí dụ: thức ăn chính 225g, thịt nạc 100g, sữa bò 250ml, tàu hũ ki 25g, rau cải 600g, dầu thực vật 28g, trái cây 1 quả. Tổng cộng: glucid 216g, protid 60g, lipid 40g.

Thức ăn kỵ - hạp

Dùng thức ăn đạm tốt chứa ít cholesterol, như: sữa, trứng, chế phẩm đậu, cá, thịt nạc…

Các thức ăn chứa nhiều tinh bột như cơm, mì, khoai, bánh phở… dưới tình trạng không nâng cao tổng năng lượng có thể chọn dùng tùy ý. Khi nấu nướng, chế biến thức ăn thì dùng những chất tạo ngọt thay thế đường mà năng lượng thấp.

Tăng hấp thu chất xơ, ngoài đường thô, rau quả trái cây chứa nhiều xơ ra, còn có thể dùng thức ăn giàu algin như: rong tảo, khoai sọ…

Đảm bảo cung cấp rau quả trái cây tươi, nhưng đối với rau quả trái cây chứa nhiều đường nên hạn chế, như: mía, mít, vải, long nhãn…

Kiêng đồ ngọt chứa hydratcacbon quá nhiều, như đường glucose, saccharose, đường mạch nha, mật ong, điểm tâm ngọt, đường đỏ, đường phèn, kem, mứt, bánh ngọt…

Nguyên tắc chế biến món ăn cho người bệnh đái tháo đường là không nêm đường, nếu người bệnh thích vị ngọt, có thể dùng loại đường thay thế, chúng không chứa chất dinh dưỡng, hơn nữa vị ngọt rất mạnh, gấp 300 - 500 lần đường saccharose.

Người bệnh đái tháo đường nên ít ăn nội tạng động vật, trứng cá, thịt mỡ, mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… Ít dùng thức ăn chiên rán, vì nhiệt độ cao có thể phá hỏng acid béo không bão hòa.

Người bệnh đái tháo đường không nên uống rượu. Chuyển hóa cồn không cần insulin, do vậy uống ít rượu được “cho phép”. Nhưng người ta thường cho rằng người bệnh đái tháo đường không uống rượu là tốt, bởi vì cồn ngoài việc cung cấp năng lượng ra thì không chứa chất dinh dưỡng nào khác, uống rượu lâu dài không tốt cho gan, dễ gây ra chứng cao mỡ máu và gan nhiễm mỡ. Một số người bệnh uống rượu sau khi dùng thuốc hạ đường dễ bị hồi hộp, thở ngắn, thậm chí xảy ra tụt đường huyết.

Phương pháp thực dưỡng

- Đậu ván, sau khi ngâm bỏ vỏ, xay thành tương, trộn với nước thiên hoa phấn và mật ong làm hoàn, cỡ hạt đậu, mỗi lần 20 hoàn, ngày 2 - 3 lần.

- Củ hành 200g, thịt nạc heo 100g, muối và bột nêm vừa đủ, bắc lên chảo xào chín, làm món ăn, ngày 1 lần.

- Đậu xanh 200g, bí rợ 400g. Bí rợ rửa sạch cắt nhuyễn, nấu chung với đậu xanh, cho đến đậu nhừ thì dùng. Dùng ăn thường xuyên.

- Đậu nành vừa đủ, sau khi vo sạch phơi râm, ngâm trong dấm gạo, sau 10 ngày mỗi lần dùng 30 hột, ngày 4 - 6 lần, dùng lâu dài.

- Rau cần tươi 500g, rửa sạch, cắt nhuyễn, vắt lấy nước, đun sôi thì dùng, ngày 1 lần.

- Củ mài 200g rửa sạch gọt vỏ, cắt nhuyễn. Nếp 150g vo sạch cho vào nồi nước sôi, đun chín đến phân nửa thêm vào củ mài nhuyễn, nấu chín thì hoàn tất. Ngày 1 mễ, chia dùng 2 lần.

- Nấm mèo đen 100g, đậu ván 100g, cùng tán nhuyễn, mỗi lần dùng 9g, uống với nước đun, ngày 2 - 3 lần.

- Đậu phụ 100g, thêm dầu ăn, muối, bột nêm, gừng sợi, hành hoa xào chín, một lần dùng hết, ngày 2 lần.

- Nấm rơm tươi 50g, thịt nạc heo 50g, muối, bột nêm, gừng sợi, hành hoa vừa đủ, thêm nước ninh canh, dùng ngay lúc ấm, ngày 1 lần.

- Đậu Hà Lan 60g, thêm nước nấu chín, dùng canh ăn đậu, dùng liền 2 - 3 tháng.

- Hằng ngày dùng lựu tươi 250g, vắt nước, trộn với nước ấm, dùng trước bữa ăn, ngày 3 lần.

LY.DS. BÀNG CẨM

Virus viêm gan C

Viêm gan C có thể dẫn đến ung thư gan

Những triệu chứng không nên bỏ qua

Đa số người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Nếu ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Lý do là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan cũng bị căng ra. Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối do gan bị viêm làm ảnh hưởng đến đường dẫn mật trong gan làm cho sắc tố mật ứ trệ.

Triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý dễ bỏ qua mặc dù gan vẫn đang trong thời kỳ viêm rất nặng. Giai đoạn này có thể kéo dài khá lâu (khoảng 6 - 8 tuần) rồi bệnh có thể sẽ tự khỏi không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì. Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi này chỉ chiếm khoảng 15 - 30% các trường hợp. Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virus viêm gan C (nghĩa là sau khoảng 6 tháng cơ thể không đào thải HCV ra khỏi cơ thể).

Khi nghi bị viêm gan C nên làm gì?

Khi nghi ngờ bị viêm gan, cần đi khám ngay tại các bệnh viên chuyên khoa gan và làm các loại xét nghiệm từ cơ bản đến đặc hiệu. Các loại xét nghiệm viêm gan C ở các tuyến cơ sở có thể làm được là xét nghiệm máu với test nhanh HCV, định lượng sắc tố mật trong máu (bilirubin), men gan (SGOT và SGPT), siêu âm gan để đánh giá tình trạng của gan có bị viêm hay không. Ở tuyến trên, ngoài các xét nghiệm cơ bản, các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện có thể định lượng acid nhân của virut viêm gan C (ARN) trong máu người nghi ngờ nhiễm virut viêm gan C và các loại xét nghiệm đặc hiệu khác như sinh thiết gan. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm là cách tốt nhất để xác định có bị lây nhiễm HCV

Phòng bệnh viêm gan C thế nào?

Để phòng nhiễm virus viêm gan C do tiếp xúc với máu, phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế trước khi sử dụng. Việc kiểm tra thật nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến máu là hết sức cần thiết. Trong sinh hoạt hằng ngày, không nên dùng chung dao cạo râu, cạo mặt hay các vật dụng sắc nhọn khác.

Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virus viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su để tránh lây nhiễm, đồng thời còn giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Thuốc điều trị viêm khớp có thể chữa được bệnh tim

Hẹp van động mạch chủ có thể gây ra bởi tình trạng vôi hóa động mạch chủ, là tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ canxi trong van động mạch chủ của tim, tình trạng này thường gặp nhất ở người cao tuổi.

Vôi hóa có thể làm cho van động mạch chủ thu hẹp hoặc cứng lại. Điều này có thể dẫn đến hẹp động mạch, do đó cản trở lưu thông máu qua lỗ van động mạch chủ.

Kết quả là, tim cần phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua lỗ van động mạch chủ, điều này có thể khiến cho tâm thất trái mở rộng  và dày lên. Nếu không được điều trị, hẹp van động mạch chủ có thể dẫn đến nhịp tim bất thường (được gọi là loạn nhịp tim), ngừng tim và suy tim.

Hiện nay, việc sửa chữa hoặc thay thế van động mạch chủ là cách để điều trị hẹp động mạch chủ. Nhưng nghiên cứu mới này có thể đã phát hiện ra một cách để ngăn ngừa tình trạng này, từ đó có thể loại bỏ sự cần thiết phải phẫu thuật.

Đồng tác giả nghiên cứu David Merryman tại Đại học Vanderbilt ở Nashville  và các cộng sự gần đây đã báo cáo kết quả của họ trên tạp chí Circulation.

Thuốc ngừng sản xuất dư thừa protein liên quan đến hẹp van động mạch chủ

Trong nghiên cứu của họ, Giáo sư Merryman và các cộng sự đã tập trung vào loại protein cadherin-11 (CDH-11).

Protein này được sản xuất bởi các tế bào được gọi là nguyên bào sợi, có trong van tim - rất cần thiết cho việc chữa lành vết thương, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong hẹp van động mạch chủ.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng khi tim lão hóa, các nguyên bào sợi trở nên hoạt động quá mức và tạo ra lượng CDH-11 quá mức, dẫn đến viêm van động mạch chủ.

Nhóm nghiên cứu đầu tiên đã bắt đầu điều tra vai trò của CDH-11 vào năm 2013, khi họ thực hiện hai nghiên cứu đã vô tình chứng minh  được kích hoạt và khử hoạt tính protein có thể kiểm soát được hoạt động của nguyên bào sợi và sự vôi hóa tế bào.

Trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của thuốc chống viêm gọi là SYN0012, kết hợp với CDH-11 trên bề mặt tế bào của van động mạch chủ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng SYN0012 ngăn cản các nguyên bào sợi khỏi bị quá hoạt, ngăn ngừa sự dư thừa CDH-11 và viêm van động mạch chủ.

Dựa trên những phát hiện này, nhóm nghiên cứu tin rằng SYN0012 có thể ngăn ngừa hẹp van động mạch chủ.

"Điều thú vị về loại thuốc này là nó có thể cho phép chúng ta cân nhắc một chiến lược phòng ngừa, như chúng ta làm với các dạng bệnh tim khác - như giảm cholesterol hoặc sử dụng chất ức chế ACE. "

Khi SYN0012 đã được thông qua các thử nghiệm lâm sàng để điều trị viêm khớp dạng thấp, Giáo sư Merryman và cộng sự lên kế hoạch kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của nó trong điều trị hẹp van động mạch chủ.

Nếu thành công, loại thuốc này một ngày nào đó sẽ loại bỏ nhu cầu thay van động mạch chủ.

 

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Medicalnewstoday)

Hội chứng ống cổ tay

KỲ I: NGUYÊN NH N G Y RA BỆNH

Những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống cổ tay. Người bị hội chứng này rất khó để cầm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Nó cũng gây khó khăn hơn cho các hoạt động phức tạp như: viết lách, đánh máy và thường tập trung ở ngón tay trỏ và ngón giữa.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay. Chứng tê này thường xuất hiện về đêm, có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng tay cao hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế. Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai. Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như: lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy ở văn phòng… thì tê xuất hiện lại. Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài. Có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày. Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật. Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Thường thì triệu chứng điển hình gặp ở một tay, nhưng cũng có thể gặp ở cả 2 tay.

Dấu hiệu lâm sàng cổ điển của hội chứng ống cổ tay là: dấu hiệu Tinel, và nghiệm pháp Phalen. Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay. Nghiệm pháp Phalen dương tính: khi gấp cổ tay tối đa (đến 900) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phối. Những triệu chứng như teo cơ mô cái, cử động đối ngón yếu, cầm nắm yếu là những dấu hiệu muộn đã có tổn thương thần kinh.

Hội chứng ống cổ taySau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật

Hiệp hội Các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ đưa ra danh sách các triệu chứng phổ biến như sau: tê rần, nóng rát hoặc đau các ngón tay, đặc biệt là đau ở ngón tay cái; có cảm giác như bị tê giật, đặc biệt là ảnh hưởng đến ngón tay cái và các ngón tay gần đó; cơn đau lan về phía vai; trong trường hợp nặng, cơ bắp tại cuối ngón tay cái bị biến dạng.

Với các triệu chứng tương đối điển hình, kết hợp với việc trang bị máy đo điện cơ hai tay ở khá nhiều bệnh viện hiện nay việc chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay tương đối dễ dàng nhất là ở các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Những người có nguy cơ cao nhất?

Hội chứng đường hầm cổ tay có thể gặp ở mọi độ tuổi và thường gặp ở những người lao động đặc biệt thường gặp ở nhóm nghề nghiệp mang tính chuyên biệt cao và chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài. Những người làm việc tư thế cổ tay gập, dùng nhiều động tác lắc cổ tay, hoặc làm các nghề đòi hỏi phải cử động tay liên tục những người sử dụng máy có rung chuyển khi vận hành. Những người thường xuyên sử dụng máy tính. Những người làm công việc cần phải nắm hay gập cổ tay thường xuyên. Một thống kê cho thấy có đến 1/2 trường hợp hội chứng ống cổ tay xảy ra ở người lao động phải sử dụng tay nhiều trong các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên trong đó lao động bằng tay là những nhóm gặp nguy cơ cao.

Hội chứng ống cổ tayNghiệm pháp Phalen

Một số nhóm nghề nghiệp và công việc có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng ống cổ tay bao gồm là những người làm công việc đòi hỏi phải cầm nắm hay gập lòng cổ tay thường xuyên, những người sử dụng máy tính, những người tiếp xúc với máy móc rung tay. Cụ thể: nhân viên văn phòng, nhân viên đánh máy, nhân viên vi tính, nhà văn, nhà báo, biên tập viên, người thu tiền quầy tạp hóa, nhân viên thu ngân, người buôn bán, công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp, công nhân làm đường, cắt đường bằng máy rung, những người làm việc trong dây chuyền thực phẩm, thợ mộc, thợ cơ khí, vận động viên bóng bàn, nghệ sĩ chơi đàn…

Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp 3 lần do sử dụng đôi bàn tay nhiều hơn. Tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có thai, đang dùng thuốc uống tránh thai; Tương tự, tăng cân quá nhanh khi có thai cũng làm gia tăng sự phát triển của hội chứng này. Điều này có thể xảy ra khi mang đa thai hay trước khi mang thai đã thừa cân hoặc bị “chửa ngực”.

Những người bị chấn thương có thể do nguyên nhân chấn thương ống cổ tay như: gãy xương hoặc do các bệnh mạn tính như viêm khớp, đái tháo đường, suy thận, viêm khớp dạng thấp, suy giáp, phụ nữ mang thai, những người béo phì… Nếu gia đình hay bản thân đã từng mắc hội chứng này, hoặc bản thân gặp các vấn đề về lưng, cổ hay vai, chẳng hạn như bị lồi đĩa đệm, bị chèn ép rễ thần kinh từ đốt sống cổ hay chấn thương cổ thì càng có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay. Một số bệnh như chấn thương vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cũng gây hội chứng ống cổ tay.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Khi bị các lực nén ép kéo dài, các gân cơ và dây chằng có thể bị sưng phồng làm hẹp đường ống vốn đã nhỏ ở cổ tay (đường hầm cổ tay), khiến cho dây thần kinh giữa trong số các dây thần kinh ngoại biên điều khiển bàn tay bị chèn ép, tạo nên hội chứng đường hầm cổ tay. Lực nén ép có thể do những cử động mang tính lặp đi lặp lại, tư thế sai hoặc khi làm việc, tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài.

Hội chứng ống cổ tayDấu hiệu Tinel

Ngoài ra, một số bệnh lý(viêm khớp, đái tháo đường, gút, gãy xương lệch trục...) và những yếu tố như căng thẳng, thay đổi nội tiết ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Khi đó thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay chui qua đường hầm ở cổ tay, nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, gọi là bao hoạt dịch. Gân bị viêm sưng to lên và lấn lên rễ thần kinh giữa; thần kinh giữa mềm mại bị chèn ép nặng hơn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng nề, gây ra bệnh.

Như vậy, nguyên nhân sâu xa của bệnh xuất phát từ cơ chế thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay đi qua đường hầm ở cổ tay, nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, và khi gân bị viêm sưng to sẽ lấn lên rễ thần kinh giữa. Do thần kinh giữa mềm nên bị chèn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng, từ đó sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay.

Có nhiều lý do làm cho thần kinh giữa bị chèn ép như:

- Mấu xương ở khớp cổ tay hoặc dị dạng do gãy cổ tay.

- Tê thấp làm sưng khớp.

- Thai kỳ, cơ thể phụ nữ giữ nhiều nước khi có thai khiến họ lên cân.

- Đái tháo đường, có thể gây thoái hóa dạng bột.

- Suy nhược tuyến giáp gây sưng phù.

- Các cử động liên tiếp của cổ tay.

Nếu công việc văn phòng buộc phải ngồi hàng giờ, dễ dẫn đến tư thế ngồi sai như ngả người ra sau hoặc trượt dài trên ghế. Màn hình máy tính có thể đặt quá cao làm cho cổ và vai căng và đau, bàn phím đặt ở vị trí không đúng khiến cổ tay bị sức ép liên tục... cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

Bệnh gây ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống

Những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống cổ tay. Người bị hội chứng này rất khó để cầm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Nó cũng gây khó khăn hơn cho các hoạt động phức tạp như: viết lách, đánh máy và thường tập trung ở ngón tay trỏ và ngón giữa. Nó cũng có thể đặc biệt gây đau khi thức giấc vào buổi sáng do tay đã bị gập cả đêm.

Đối với phụ nữ có thai, mặc dù gây khó chịu nhưng hội chứng ống cổ tay không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và thường giảm dần đến khỏi hẳn sau khi sản phụ sinh con được 1 - 2 tuần, lúc mà các hoóc-môn và chất dịch trong cơ thể đã trở lại bình thường. Rất hiếm khi vấn đề cần phải có sự can thiệp của y học. Nếu vẫn tiếp tục thấy tê rần các đầu ngón tay trong những tháng sau sinh thì một ca phẫu thuật giảm đau là cần thiết.

Hiện nay, nhiều người bị hội chứng ống cổ tay với cảm giác tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng, nhiều nhân viên văn phòng do làm việc với cường độ cao trên máy vi tính có cảm giác bị tê các ngón tay khi đi xe máy, đến mức làm rơi đũa ăn trong những bữa ăn. Cảm giác này khiến những bệnh nhân của hội chứng ống cổ tay cho rằng mình bị phong tê thấp và tìm đến những thang thuốc tây y và đông y để điều trị. Và khi những cách điều trị đó không thật sự có tác dụng và đến khi bệnh tiến triển nặng thì chịu tìm đến những thầy thuốc để khám và điều trị đúng cách.

KỲ II: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

(Đại học Y Dược TP.HCM)

Mỏi chân buổi sáng, ngừa thế nào?

Bình thường chúng ta sẽ cảm thấy tươi tỉnh và tràn đầy năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn về chứng mỏi chân vào buổi sáng. Mỏi chân buổi sáng có thể là do bạn không có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi chưa đạt hoặc có thể là một triệu chứng tiềm ẩn của một bất thường sức khỏe. Nhiều người cảm thấy mỏi chân và đau nhói chân thường không cần bất kỳ điều trị nào và tự khỏi, nhưng một số người phàn nàn mỏi và đau chân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của họ.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đau và mỏi ở chân vào buổi sáng.

1. Không ngủ đủ giấc

Đây có lẽ là lý do phổ biến nhất khiến cơ thể của bạn không có đủ thời gian để sửa chữa và hồi phục đầy đủ các thiệt hại gây ra cho mô và tế bào trong ngày.

2. Tuần hoàn máu kém

Ngồi ở bàn làm việc trong nhiều giờ liên tục có thể làm hạn chế lưu thông máu đến chân. Điều này làm bạn cảm thấy mỏi chân và đau đớn, và khi tuần hoàn không cải thiện đầy đủ trong khi ngủ sẽ dẫn đến cảm giác mỏi chân vào buổi sáng.Giãn tĩnh mạch là một nguyên nhân gây mỏi chân buổi sáng.

Giãn tĩnh mạch là một nguyên nhân gây mỏi chân buổi sáng.

3. Tình trạng giãn tĩnh mạch

Những tĩnh mạch bị tổn thương do giãn tĩnh mạch khiến khó bơm máu từ chân trở về tim. Các tĩnh mạch này phải làm việc nhiều hơn, thậm chí có thể dẫn đến tích tụ chất độc và máu trong một khu vực kém lưu thông của chân, gây ra cảm giác mỏi chân, đau nhức ở chân.

4. Đặt quá nhiều áp lực lên đôi chân

Nếu bạn luyện tập chăm chỉ trong ngày hoặc công việc của bạn liên quan đến nhiều giờ đứng hoặc đi bộ, thì chân phải chịu nhiều áp lực. Sự căng thẳng và áp lực có thể khiến bạn thức dậy với chứng mỏi chân vào buổi sáng.

5. Không có đủ ôxy trong hệ thống tuần hoàn

Điều này có thể là do vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như các vấn đề về xoang, dị ứng mũi, ngưng thở khi ngủ và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bạn cũng có thể gặp cùng một vấn đề khi thiếu chất sắt. Trên thực tế, thiếu chất sắt có thể dẫn đến tình trạng gọi là hội chứng chân không nghỉ, ảnh hưởng đến bạn trong suốt thời gian nằm ngủ. Cùng với việc đôi chân không yên, đôi chân của bạn có thể bị cảm giác kiến bò hoặc ngứa. Kéo giãn chân hoặc đi bộ khoảng vài phút có thể tạo ra sự giảm nhẹ tạm thời các triệu chứng vừa nêu.

6. Thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D có thể làm cho chân bạn cảm thấy yếu và mỏi. Bạn có thể không có đủ vitamin D do hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Cần uống vitamin D bổ sung hoặc sử dụng vitamin D từ các nguồn thực phẩm như sữa, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt và nhiều thực phẩm khác. Khuyến cáo là phải có ít nhất 200IU vitamin D mỗi ngày.Massage giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu đến chân.

Massage giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu đến chân.

7. Ăn quá nhiều

Bạn có thể bị mỏi chân vào buổi sáng nếu ăn quá nhiều và bị béo phì. Khi bạn thêm một vài cân sẽ gây áp lực lên đôi chân của mình và sẽ tạo ra cảm giác nặng nề. Việc thừa cân cũng có thể gây áp lực căng thẳng lên tổ chức sụn giữa xương và làm tăng nguy cơ viêm xương và viêm khớp.

Làm gì để phòng ngừa và hạn chế mỏi chân vào buổi sáng?

Điều quan trọng là xác định nguyên nhân chính để điều trị triệt để chứng mỏi chân vào buổi sáng. Dưới dây là một vài bước có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này:

Giữ cho đôi chân cao hơn khi ngủ bằng cách lót một cái gối dưới chân có thể tạo ra sự cải thiện lưu thông máu hiệu quả, do đó có thể giúp làm giảm cảm giác mỏi chân buổi sáng.

Massage chân: Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều giờ đứng hoặc đi bộ, massage giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu đến chân của bạn cùng một lúc.

Uống một cốc nước ấm với chanh và mật ong sẽ cung cấp cho bạn một số năng lượng và làm giảm bớt đau đớn hoặc mỏi chân buổi sáng.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu đến chân Tập thể dục cũng làm cho cơ bắp chân mạnh hơn, do đó sẽ giúp bơm máu dễ dàng hơn.

Hãy thử cải thiện lưuthông máu trước khi đi ngủ bằng cách xoa chân kéo giãn cơ thể hoặc thực hành yoga cũng có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến chân.

Tránh xa khói thuốc lá: Nếu bạn là một người hút thuốc, cần bỏ thuốc ngay bây giờ. Hút thuốc dẫn đến tình trạng thiếu ôxy, làm cho các cơ quan và các mô trong cơ thể bạn không có đủ ôxy.

Tăng lượng nước uống vì nước là thiết yếu cho tất cả các chức năng của cơ thể. Bên cạnh nước uống, bạn cũng có thể bổ sung thức uống khác bao gồm trà xanh và các loại đồ uống thảo dược khác trong chế độ ăn uống.

Tránh thiếu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống bao gồm nhiều rau xanh như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh. Ngoài ra, cần thêm các loại hạt và nhiều loại trái cây trong chế độ ăn uống để có được một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết. Một số thực phẩm nhất định trong chế độ ăn uống có thể cải thiện lưu thông máu như cá và gừng. Đồng thời, bạn nên tránh các thực phẩm gây viêm, chẳng hạn như caffein, đường tinh luyện và rượu.

BS. Thanh Hoài

((Theo Avogel - Newhealthadvisor))

Nghệ Micell

Nano curcumin – Bước ngoặt lớn trong việc bào chế tinh chất Nghệ

Từ lâu, các nhà khoa học đã xác định được hoạt chất chính có tác dụng điều trị của củ nghệ vàng là curcumin, chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ trong khoảng 3%. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của curcumin trong việc chống viêm loét dạ dày & có khả năng ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori - một vi khuẩn có vai trò quan trọng trong các bệnh lý dạ dày, tá tràng…

Bên cạnh đó, curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh và chống khuẩn hiệu quả, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư trong thức ăn, nước uống hằng ngày. Curcumin có khả năng tách các tế bào ung thư ra khỏi các phân tử AND, ngăn ngừa sự hình thành các tế bào bệnh mới. Nhờ khả năng này, Nghệ được sử dụng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư.

Sử dụng tinh bột nghệ hàng ngày đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh ung thư và một số bệnh mạn tính khác. Tiêu biểu, các nhà nghiên cứu dịch tễ đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống giàu curcumin trong bữa ăn hàng ngày của người dân Ấn Độ đã giúp cho tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày - ruột ở nước này thấp hơn so với các quốc gia khác.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng curcumin cung cấp cho cơ thể vào khoảng 0,15g/ngày là phù hợp và an toàn cho việc sử dụng trong một thời gian kéo dài.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về curcumin, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số nhược điểm của curcumin về sinh khả dụng như: ít tan trong nước, khó hấp thu, dễ bị thải trừ… nên họ đã sản xuất curcumin dưới dạng Nano – là dạng tiểu phân có kích thước khoảng 100 nanomet.

Khác với tinh nghệ thông thường, Nano – curcumin giúp tăng độ hòa tan (khoảng 7.500 lần so với curcumin thông thường), đồng thời việc hấp thu Nano curcumin vào hệ thống tuần hoàn chung cũng được cải thiện do hiệu ứng kích thước (kích thước lỗ của màng thẩm thấu lớn hơn kích thước của Nano curcumin nên Nano curcumin có thể dễ dàng đi vào mạch máu).

Công nghệ Nano - Micelles cải tiến toàn diện sinh khả dụng gấp 185 lần tinh nghệ thông thường

Một trong những xu hướng mới trong ngành thực phẩm chức năng được các chuyên gia đánh giá rất cao đó là Công nghệ Nano - Micelles. Đây là một công nghệ bào chết Curcumin mới nhất hiện nay nhờ sự kết hợp 2 công nghệ:

+ Cải tiến công nghệ Nano cũ làm cho các hạt curcumin đạt kích thước tiểu phân siêu nhỏ 30nm phát huy hiệu quả tối ưu của tinh chất curcumin khi hấp thụ.

+ Công nghệ Micelles bao bọc các phân tử Nano curcumin trong cấu trúc Micelles, không bị kết dính, không bị tác động bởi môi trường dịch vị axit dạ dày trong quá trình hấp thụ vào cơ thể.

Với sự kết hợp của 2 công nghệ này, Công nghệ Micelles cải thiện toàn diện các yếu tố khả năng hấp thụ, tăng sinh khả dụng gấp 185 lần tinh nghệ thông thường.

Được sản xuất và ứng dụng công nghệ Micelles 100% từ Đức, Nghệ Micell ADIVA là thế hệ mới nhất hiện nay được xem là giải pháp đột phá hiệu quả trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như: viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan do bia rượu và phòng ngừa hình thành các tế bào ung thư cực kỳ hiệu quả.

Đặc biệt, Nghệ Micell ADIVA được xem là giải pháp chuyên biệt cho người đau dạ dày, giải pháp bảo vệ hiệu quả sức khỏe dạ dày, giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, chấm dứt những cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.

L.Nguyên

Nghệ Micell ADIVA - Giải pháp chuyên biệt cho người đau dạ dày

Được sản xuất và ứng dụng công nghệ micelles 100% từ Đức, đột phát vỏ nang Gelatin chiết xuất từ thực vật, sinh khả dụng gấp 185 lần. Bổ sung mỗi ngày 1 viên Nghệ Micell ADIVA, giải pháp bảo vệ hiệu quả sức khỏe dạ dày, giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, chấm dứt những cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.

Truy cập website:ADIVA.COM.VN hoặc liên hệ: 1900 555 552

Sản phẩm có bán tại nhà thuốc, siêu thị trên toàn quốc.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.